Mục Lục
Trong lĩnh vực làm SEO, đặc biệt là về SEO Website thì bạn không thể nào không biết đến khái niệm silo là gì. Bởi vì đây được xem là một loại cấu trúc cực kì phổ biến. Do vậy, nếu bạn chưa biết gì về silo thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật trong bài viết này về silo là gì? các cách tạo cấu trúc silo trong SEO nhé.
Xem thêm:
Giới thiệu cấu trúc silo là gì?
Cấu trúc silo là gì? Thật ra, cấu trúc silo có nghĩa là một cái hầm hoặc một cái tháp chứa thức ăn nếu bạn tìm hiểu và dịch nghĩa từ tiếng anh ra. Nó cũng được xem là nguồn gốc ý nghĩa của cấu trúc silo. Do đó, cấu trúc silo cũng chính là những dạng cấu trúc có kết cấu như là một cái tháp, hoặc một cái hầm chứa lớn.
Nói về bản chất thì cấu trúc Silo là cấu trúc thể hiện các mối liên hệ chặc chẽ, gắn kết bền chặt với nhau mà không có đường cụt. Các cấu trúc này liên kết một cách có trật tự, trình tự rõ ràng chứ không phải nằm chồng chéo lên nhau nhé; đặc biệt nó còn tạo thành một vòng tròn khép kín. Chính vì vậy mà cấu trúc silo được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực SEO khi thiết kế và làm website.
Mặc du thế, để có thể tích hợp ngay cấu trúc silo này cho chính website thì không phải là một chuyện dễ dàng. Nếu bạn chưa từng tìm hiểu kĩ mà thực hiện ngay thì sẽ dễ dàng mắc phải những sai lầm, khiến cho nó không được hiệu quả. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp đến bạn một số lưu ý trong cách tạo cấu trúc Silo trong SEO bạn nhé.
Những lưu ý trong cách tạo cấu trúc Silo
Muốn tạo cấu trúc Silo cho website bạn cần lưu ý 2 điều sau đây:
1/ Tạo các phần trên menu sao cho thật phù hợp
Thông thường khi bạn đưa toàn bộ các danh mục trên website thì trên giao diện website chính sẽ có toàn bộ danh mục trên thanh menu. Điều này sẽ giúp khách hàng biết hết tất cả những mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, theo cấu trúc Silo thì bạn chỉ nên ưu tiên các danh mục lớn, và từ các danh mục lớn sẽ nảy ra thêm các danh mục nhỏ của danh mục lớn đó thì sẽ tối ưu hơn, và thư mục menu của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều nhé. Đó là một trong những cách giúp bạn đơn giản hóa mọi thứ và trông website của bạn trở nên chuyên nghiệp và hiện đại hơn nhé.
2/ Tuyệt đối không nên liên kết cụt
Một trong những lí do khiến cho việc tạo thêm liên kết chính cho bạn viết được xem là những sai lầm thường gặp của các nhân viên SEO. Có 3 địa điểm thường sẽ gắn thêm liên kết là Breadcrmb, H1, và những bài viết xem thêm.
Tuy nhiên, khi bạn tạo thêm liên kết ở breadcrumb thì nên lưu ý để tránh liên kết bị trùng lập và tạo ra 2 liên kết bị trùng lặp như thế này nhé.
Cách tốt nhất để khắc phục lỗi ở trên thì bạn nên thêm nofollow. Như thế sẽ khiến cho cấu trúc dữ liệu của bạn không bị trùng lặp một nội dung trong cùng một bài đăng và tránh tình trạng trở thành spam link nhé.
Nếu bạn đăng thêm liên kết trong phần những bài viết xem thêm hoặc những bài viết liên quan thì bạn nên hạn chế không nên để hiển thị link ngay trong chính bài viết nhé.
Nếu bạn có sử dụng thêm các Plugin hoặc các theme thì quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn tự viết theme thì nên thêm một đoạn ‘post__not_in’ => array($post->ID) vào đoạn truy vấn để loại nó khỏi bài viết chính nhé.
Khi xây dựng cấu trúc silo cho một website hoàn toàn mới thì sẽ đơn giản và dễ dàng thực hiện hơn là tái tạo trên một website có sẵn. Cấu trúc silo sẽ thực sự hiệu quả và đem lại kết quả tốt nếu bạn biết cách áp dụng và thực hành nó ngay từ những bước đầu của trang web.
Với cấu trúc silo, trong một số trường hợp thì người ta thường khuyên bạn nên tránh liên kết bài viết này với các nhóm bài viết khác. Ví dụ như: bài viết trong mục SEO thì không nên liên kết với những bài viết trong mục WORDPRESS. Bởi vì bản chất của những bài viết liên kết xem theo là bổ sung thông tin hữu ích khác cho người dùng vì thế không nên lựa chọn các bài viết xem thêm không phù hợp với chủ đề nhé.
Tóm lại, trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về cấu trúc silo là gì và những lưu ý khi tạo cấu trúc silo. Hy vọng sẽ có ích với bạn.
TOP từ khóa được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất
silos meaning
data silos là gì
link juice là gì
anchor text là gì
backlinks
what is backlinks in seo example
what is backlink in seo
seo là gì
backlink báo
backlink checker